Người xưa thường sử dụng mặt trời để xác định giờ giấc, thời gian cho các hoạt động xã hội hay công việc, nhưng khi cuộc sống càng hiện đại hơn thì người ta đã nghiên cứu, phát minh ra những thứ hiện đại hơn, đặc biệt việc tính toán được múi giờ cũng phần nào tạo nên sự thuận lợi cho lúc này mỗi quốc gia sẽ có một múi giờ khác nhau.
Ví dụ như tại thời điểm này thì lúc này có thể đang là chiều nhưng tại quốc gia khác lúc này đang lại là ban đêm nguyên nhân là do sự thay đổi liên tục của kinh tuyến và bạn cũng nên biết rằng mỗi kinh tuyến chính là một múi giờ khác nhau. Trên trái đất của chúng ta hiện tại đang có 24 kinh tuyến giúp chia bề mặt của trái đất thành 24 phần bằng nhau mỗi kinh tuyến lúc này sẽ ứng với 1 múi giờ, điều này giúp ích khá nhiều cho con người chúng ta có thể tính toán được thời gian chênh lệch của các quốc gia trên thế giới. Nhưng thật ra, việc phân chia này chỉ dựa trên cơ sở chung mà thôi chứ nhiều khi việc phân chia còn phụ thuộc vào các múi giờ thế giới cụ thể được xây dựng tại mỗi địa phương nữa.
Mục lục
Những điều khiến bạn “Bất ngờ” về múi giờ thế giới
Nói về múi giờ thế giới thì có khá nhiều điểm thú vị mà bạn cần phải để ý, cần phải quan tâm đấy, chính vì thế mà hãy thử theo dõi ngay ở nội dung dưới đây, bạn sẽ thấy thú vị lắm đấy.
GMT và UTC là gì?
Có khá nhiều người thắc mắc về hai thuật ngữ này, thật ra:
– GMT chính là giờ trung bình tại Greenwich đây được cho là phương thức tính thời gian chuẩn quốc tế đầu tiên đang được sử dụng.và hiện tại thì đang được do tại đài thiên văn hoàng gia Greenwich tại Anh có kinh tuyến bằng 0. Từ trưa ngày hôm nay đến trưa ngày hôm sau chính là khoảng thời gian tính GMT.
– UTC còn đây chính là giờ phối hợp quốc tế và nó đã thay thế GMT vào năm 1925 và một ngày không còn được tính từ trưa hôm trước đến trưa hôm sau nữa mà tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau. Không những thế UTC còn được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử và càng ngày càng chính xác hơn nữa.
Trái Đất luôn quay quanh trục của nó theo một tốc độ không hề ổn định chính nên nhiều khi khó có thể xác định chính xác được cả, vì thế mà người ta đã tính thêm giây mà vẫn gọi là nhuận.
Ranh giới của múi giờ thế giới như nào?
Thật ra ranh giới này có khá nhiều chênh lệch và chính điều này đã khiến cho múi giờ cần phải chia theo ranh giới quốc gia. Để nắm bắt sự chênh lệch rõ nhất này thì bạn nên đến 2 quốc gia có diện tích rộng lớn nhất đó chính là Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù đất nước rất rộng nhưng tất cả đều sử dụng có 1 múi giờ thôi nhé.
Múi giờ theo chiều ngang có hay không?
Như chúng ta đã biết, múi giờ sẽ được chia theo một trục thẳng đứng và dựa vào kinh độ, kinh độ thì lại dựa vào sự di chuyển của mặt trời có hướng từ đông dịch sang Tây. Tuy nhiên, trên thế giới không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dựa vào quy luật này đâu nhé.
Ví dụ như: ở Úc, khu thương mại Adelaide thường chậm hơn tại Sydney 1 tiếng đồng hồ nhưng vì lý do về cạnh tranh trong kinh doanh nên người ta thường điều chỉnh sao cho chênh lệch thêm lên 30 phút mà thôi.
Khi thế giới không có múi giờ thì như thế nào?
Trước đây, con người chúng ta chỉ dựa vào mặt trời đẻ có thể tính toán cũng như quan sát xem xét được cụ thể thời gian như thế nào trong ngày. Tinh vi hơn thì lúc mặt trời lên đỉnh chính là thời gian chính ngọ lúc này là buổi trưa. Dựa theo mặt trời thì bóng của sự vậy sẽ dần thay đổi.
Nhưng đến khi có đồng hồ thì lại khác dựa vào bình minh và hoàng hôn mà người ta tính thời gian, vì thế mà thời gian ở những khu vực khác nhau đã có sự khác biệt, có sự chênh lệch. Tuy nhiên có sự hạn chế không hề nhỏ khi chúng ta đi lại giữa các đất nước với nhau, vì thế mà đây thực sự không phải là vấn đề quá lớn đâu nhé.
Nhu cầu về việc đo thời gian bắt đầu được thực hiện là khi mà giao thông và truyền thông phát triển nhé.
Múi giờ nhỏ nhất thuộc quốc gia nào?
Có một hòn đảo với diện tích rất nhỏ nằm ở biển Baltic, chúng có khoảng cách các điểm tính xa nhất là 80 cho đến 300m mà thôi. Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng lại thuộc quyền sở hữu của 2 quốc gia, vì thế mà múi giờ cũng bị phân chia làm đôi. Theo ranh giới của 2 quốc gia.
Tuy nhiên, đây cũng là vị trí khá quan trọng để hai nước có thể tính toán tốt nhất được múi giờ của họ.
Quốc gia có nhiều múi giờ nhất
Mặc dù cả nước Pháp chỉ sử dụng chung với nhau có một múi giờ là UTC +1 và sẽ đổi sang UCT +2 khi vào mùa hè, tuy nhiên, toàn bộ nước Pháp cho dù đang ở bất kỳ thời điểm nào toàn bộ cả nước, tỉnh thành cũng như lãnh thổ hải ngoại đều đang phải trải qua 12 múi giờ khác nhau.
Lãnh thổ hải ngoại của Pháp nằm khá xa và trải rộng, nếu như bạn nhìn trên bản đồ thì sẽ thấy chúng không nằm trong khu vực địa lý Châu u nhưng dù nằm xa vẫn thuộc quản lý của Pháp nhé.
Vì nằm ở nhiều khu vực khác nhau nên tất nhiên chúng cũng thuộc múi giờ thế giới khác nhau.
Ấn Độ rộng lớn nhưng chỉ có 1 múi giờ thế giới
Mặc dù Ấn Độ nổi tiếng là một quốc gia có diện tích vô cùng lớn tuy nhiên trên cả nước chỉ dùng chung duy nhất 1 múi giờ mà thôi nhé. Trước đây thì những thành phố tại đây cũng có múi giờ riêng, nhưng khi trở thành thuộc địa thì tất cả lại sử dụng chung 1 múi giờ để đảm bảo việc hợp thức hóa đường sắt được tốt nhất.
Lịch sử ra đời của múi giờ
Vào ngày 1/12/1847 ngành đường sắt tại Anh đã đặt múi giờ đầu tiên và được gọi là múi giờ GMT, những chiếc đồng hồ trong vùng này chúng đều cùng chỉ chung 1 giờ với đồng hồ mà đặt tại đường kinh tuyến thì sẽ đi qua đài thiên văn hoàng gia Greenwich.
Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.
Vào những năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số không, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.
Việt Nam lấy theo giờ Bắc Kinh trước những năm 1967 để làm chuẩn cho âm lịch tuy nhiên từ ngày 8/8/1967 thì nước ta đã chính thức đổi múi giờ thành GMT +7 để có thể làm chuẩn được. chính vì thế mà ở Nam và Bắc của nước ta sẽ đến tết tại 2 ngày khác nhau đó chính là tết Mậu Thân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về múi giờ thế giới, hy vọng đã giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất giúp cho bạn hiểu thêm được nhiều hơn về giờ thế giới, giờ các nước và những điểm đặc biệt về giờ thế giới nữa nhé.