Updated at: 26-04-2021 - By: admin

Tế bào gốc là gì ? Tế bào gốc hay còn gọi là tế bào” mầm” chúng là những tế bào còn ở dạng sơ khai, có khả năng biến đổi phát triển thành các loại tế bào khác nhau hình thành nên các cơ quan tổ chức của cơ thể

Tế bào gốc là gì ?

Tế bào gốc là gì ? Tế bào gốc hay còn gọi là tế bào” mầm” chúng là những tế bào còn ở dạng sơ khai, có khả năng biến đổi phát triển thành các loại tế bào khác nhau hình thành nên các cơ quan tổ chức của cơ thể

Quá trình phát triển tết bào gốc thành người hoàn chỉnh
Quá trình phát triển tết bào gốc thành người hoàn chỉnh

Theo nghiên cứu cụ thể tế bào gốc được nghiên cứu trong 4 loại sau đây:

Tế bào gốc tổng năng (Totipotent Stem Cells)

Đây là những tế bào phôi thai hình thành do sự phân chia của trứng đã được thụ tinh (fertilised egg) trong vài ngày đầu tiên. Những tế bào này có khả năng phát triển thành một cơ thể người hoàn chỉnh.

Tế bào gốc toàn năng (Fluripotent Stem Cells)

Đây là những tế bào phôi được tạo thành sau khoảng một tuần của phôi thai, không có khả năng tạo thành một cơ thể mà có khả năng biến đổi thành các tế bào của các cơ quan trên cơ thể (trên 200 loại).

Tế bào gốc đa năng (Multipotent Stem Cells)

Đây là những tế bào gốc thai nhi chỉ có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào của cơ thể.

Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells)

Đây là những tế bào gốc ở người trưởng thành chỉ có khả năng phân chia để sửa chữa bảo trì cơ quan chủ quản của nó hoặc có thể biến đổi thành một vài loại tế bào khác nếu có điều kiện tác động kích thích điện, hoá chất .v.v

Phạm vi nghiên cứu tế bào gốc ?

Năm 1998 bác sĩ James Thomson (Đại Học Wisconsin) loan tin thành công trong việc nuôi tế bào gốc của người làm chấn động cả thế giới. Sau đó cuộc nghiên cứu tế bào gốc trở thành một phong trào và là một biến cố thời sự có tầm mức quốc tế. Tuy nhiên đã xâm phạm đến những vấn đề lớn về xã hội, chính trị, và tôn giáo bởi vì để nghiên cứu triệt để nó liên quan trực tiếp đến phôi thai người cái mà sẽ phát triển thành một con người hoàn chỉnh. Hội Đồng Giám Mục Mỹ và hai Giáo Hoàng đều liên tiếp lên tiếng can thiệp với các tổng thống Bush và Obama đã đình chỉ nghiên cứu tế bào gốc trên phôi bào.

Tại sao phải nghiên cứu tế bào gốc ?

Như trên tế bào gốc phát triển thành một con người hoàn chỉnh. Vậy việc nghiên cứu tế bào gốc nếu thành công sẽ mở ra một kỉ nguyên mới cho y học. Ví dụ: trường hợp bị mất tay hoặc chân do tai nạn thì việc phát triển tế và nuôi dưỡng bào gốc thành tay hoặc chân để thay thế là hoàn toàn khả thi. Ngoài ra còn giúp cho việc nghiên cứu về biến đổi gen, ung thư v.v.v. được hoàn thiện hơn cả.

5/5 - (10 votes)