CEO là gì? Vai trò của CEO như thế nào? CEO là làm những công việc gì? Làm thế nào để trở thành 1 CeO chuyên nghiệp nhất? …. Đây là những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của khá nhiều ngui, nhất là những người đang quan tâm đến kinh doanh, muốn tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh mới.
Với một người khi đã là CEO họ không chỉ thông minh mà còn cần phải có khả năng chịu áp lực cao, có đầu óc tư duy tốt luôn đưa ra những chiến lược hoàn hảo, mạnh mẽ, kiên nhẫn để có thể quyết đoán được mọi vấn đề, hoạch định ra những vấn đề đưa công ty phát triển…. Vậy thật sự thì CEO là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy cùng đi tìm câu trả lời ở nội dung dưới đây nhé.
Mục lục
Vậy CEO là gì ?
CEO là chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh là Chief Executive Officer nó có nghĩa là giám đốc điều hành, đây là những người sẽ có trách nhiệm chính để thực hiện các chính sách mới của hội đồng quản trị công ty.
Trong một công ty, hay tổ chức thì đây được cho là chức vụ điều hành cấp cao, trách nhiệm cho sự thành công của công ty và trong môi công ty thì CEO sẽ có quyền để đưa ra những quyết định cuối cùng.
Với những người đã trở thành giám đốc điều hành này thì họ luôn phải đảm bảo được sự lãnh đạo của một tổ chức, có thể duy trì được nhận thức liên tục về sự cạnh tranh bên trong hay bên ngoài của doanh nghiệp, giúp cho họ có thêm cơ hội mở rộng ra thị trường bên ngoài, thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa, đồng thời cũng phát triển để đạt được những tiêu chuẩn mới.
Dựa trên nhu cầu, giá trị hay mục tiêu hiện hành của công ty mà CEO sẽ đưa ra những quyết định mang tính chuẩn xác nhất, mọi quyết định hay chính sách mới thì CEO đều sẽ phải báo cáo đầy đủ với hội đồng quản trị.
CEO có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp
Giữa các doanh nghiệp, công ty khác nhau thì nhiệm vụ hay vai trò của CEO là không giống nhau tuy nhiên bạn cũng nên biết họ vẫn luôn là những người chủ chốt nhất trong các hoạt động kinh doanh với trách nhiệm lớn.
Một cách ngắn gọn thì vai trò của CEO trong công ty được xác định như sau:
- Giao tiếp, thay mặt cho công ty, với các cổ đông, các tổ chức chính phủ và công chúng
- Dẫn đầu việc phát triển chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty
- Tạo và thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty hoặc tổ chức
- Đánh giá công việc của các lãnh đạo điều hành khác trong công ty, bao gồm giám đốc, phó chủ tịch, chủ tịch
- Duy trì nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển ngành, v.v.
- Đảm bảo rằng công ty duy trì trách nhiệm xã hội cao ở bất kỳ nơi nào công ty kinh doanh
- Đánh giá rủi ro đối với công ty và đảm bảo chúng được giám sát và giảm thiểu
- Đặt mục tiêu chiến lược và đảm bảo chúng có thể đo lường và mô tả được
Ngoài ra có thể kể đến tầm quan trọng của CEO trong các doanh nghiệp như:
Xác định tầm nhìn cho công ty
Tất nhiên, với mỗi giám đốc điều hành hay chính là CEO họ là người sẽ xác định tầm nhìn cho công ty của mình, tầm nhìn là thứ không thể thiếu cho mỗi công ty vì nó sẽ quyết định đến hướng đi trong tương lai. Cụ thể:
– Đặt nền móng cho sự phát triển: Đó chính là điểm quan trọng của mỗi công ty và chính tầm nhìn sẽ giúp tạo nên được điều này, trong nền kinh tế luôn có sự biến động không ngừng này, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp khá nhanh chóng vì thế có không ít doanh nghiệp đã quên đi mục đích ban đầu khi họ bắt đầu hoạt động là gì? Đây chính là điều ảnh hưởng khá lớn đến con đường kinh doanh của họ, nhưng bạn yên tâm, nếu như bạn xác định được tầm nhìn chuẩn xác ngay từ ban đầu thì sẽ đảm bảo luôn thực hiện đúng, đi đúng đường và đạt được mục tiêu cốt lõi của mình, có được giá trị thiết thực, đây sẽ tạo con đường đi vững chắc trong tương lai phát triển dài hạn, vì thế có thể nói chính tầm nhìn là điểm đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển, đi lên của các doanh nghiệp.
– Xây dựng văn hóa công ty: Khi có được chiến lược, có được hướng đi mới thì cần phải có nguồn nhân lực để thực hiện, đây được cho là nguồn vốn lớn nhất của mỗi doanh nghiệp, vì thế để có thể đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra, có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đi trên con đường dài hơn nữa thì mỗi cá nhân trong công ty sẽ cùng tham gia đóng góp, khi đã có một tầm nhìn tốt thì sẽ giúp cho chúng ta có thêm năng lượng để thực hiện, để có thể phát triển được ý tưởng cũng như giúp truyền cảm hứng để làm việc, điều này sẽ giúp tạo nên một môi trường phát triển tích cực nhất nâng cao hiệu suất làm việc.
Trong hoạt động doanh nghiệp thì CEO là người đứng đầu
Trong các hoạt động kinh doanh thường nhật thì CEO chính là người đứng đầu, họ sẽ thực hiện các kế hoạch hay quản lý nguồn nhân lực, tài chính của một công ty,đây đều là những nhiệm vụ khá quan trọng cần đến sự nhanh nhạy, thông minh và đầu óc quan sát… tốt, và CEO còn chính là người điều hành, giám sát những công việc như quảng cáo, thiết kế, marketing… cho đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ nữa… tất cả đều là những công đoạn vô cùng quan trọng và nếu như không có sự giám sát cẩn thận chỉ cần đi sai đường một chút thôi sẽ ảnh hưởng đến cả chặng đường đi tiếp theo.
Vì thế mà CEO đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ sẽ giúp định hướng, giám sát cũng như đánh giá được hiệu quả của các hoạt động và hiệu suất làm việc của nhân viên, tiếp nhận những báo cáo… đồng thời giám đốc điều hành cũng còn tham gia thêm vào việc hỗ trợ thêm nhân viên cấp dưới để cho họ có thêm kiến thức, năng lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà mình đã được giao trước đó nữa.
Với lãnh đạo doanh nghiệp thì CEO chính là người cố vấn
Nhiều khi, không cần thông qua hội đồng quản trị mà CEO vẫn có thể xử lý được các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong công ty, thậm chí với những quyết định quan trọng của lãnh đạo thì họ còn trở thành người cố vấn xuất sắc, bởi lẽ:
– CEO luôn là người nắm rõ nhất về hoạt động kinh doanh của công ty từ những vấn đề mà họ hoàn thành tốt những như vấn đề khó khăn đang gặp phải là gì?
– Họ trực tiếp quản lý nên các chiến lược đều nắm rõ nhất.
– CEO sẽ giúp cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để từ đó giúp cho họ có thêm được những quyết định chính xác nhất, định hướng được cho công việc nhanh chóng đi đến với thành công.
Giúp xây dựng nên bộ máy nhân sự
Tất nhiên, nhiệm vụ chính của CEO chính là thực hiện quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh nhưng nhiều khi, trong việc xây dựng bộ máy nhân sự thì CEO cũng đóng vai trò khá quan trọng, họ sẽ giúp đánh giá những nhân sự chủ chốt có năng lực để hoàn thiện công việc được tốt nhất. Thậm chí đó có thể là nhân sự cấp cao.
Bởi lẽ những nhân sự cấp cao này khi có năng lực họ sẽ đưa ra cho CEO những thông tin hữu ích về chuyên môn cụ thể mà họ đang thực hiện ví dụ như: Cố vấn về tài chính, cố vấn về marketing, cố vấn đề nhân sự… họ luôn tương tác qua lại lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Tất nhiên điều này đã nói lên CEO là người làm việc trực tiếp với những quản lý cấp cao này vì thế mà họ sẽ luôn tham gia cùng với các quá trình tuyển dụng đồng thời nhằm đảm bảo chất lượng của nhân sự và cũng sẽ giúp đóng góp ý kiến để quyết định phù hợp nhất giữ lại được nhân tài.
Là người đại diện cho doanh nghiệp
Trong các sự kiện hay hiệp hội, nhóm kinh doanh thì CEO chính là người sẽ đại diện cho các doanh nghiệp để có thể tham gia vào các hiệp hội này để từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể quảng bá được sản phẩm, thương hiệu của mình cũng như giúp thúc đẩy tốt nhất quá trình kinh doanh, hoạt động kinh doanh được tốt hơn.
Với những giám đốc điều hành thì họ còn chính là những người sẽ đại diện cho doanh nghiệp để có thể phát triển mạnh mẽ hơn có trách nhiệm hơn với các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội, từ thiện… nâng cao hình ảnh cho công ty.
Những công việc mà một CEO sẽ phải làm là gì?
Khi đã biết được CEO là gì rồi thì bạn cũng nên biết một CEO sẽ phải làm những công việc gì đúng không nào? Thật ra để có thể trở thành CEO thì họ phải là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có tầm nhìn, biết cách quản lý, thông minh và có đầu óc nhanh nhạy, nhạy bén… vì thế mà công việc mà họ phải làm cũng không hề ít một chút nào đâu nhé, có thể kể ra như:
– Xây dựng chiến lược cụ thể để thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp
– Luôn phải chịu trách nhiệm cho kế hoạch hướng đi mới của doanh nghiệp
– Về mặt lợi nhuận hay sức tăng trưởng họ chính là người phải chịu trách nhiệm, đồng thời cũng sẽ giúp đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu cả ngắn và dài hạn.
– Để hoàn thiện công ty họ sẽ đưa ra những đề xuất và ý kiến quan trọng.
– Quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu công ty
– Với hợp đồng thương mại họ chính là người đại diện, phê duyệt các dự án
– Tham gia xây dựng văn hóa công ty
– Giúp công ty có thể phát triển mạnh mẽ các dự án, đa dạng thêm về các sản phẩm cũng như tiếp thị sản phẩm ở nhiều kênh phân phối khác nhau.
Để trở thành 1 CEO thì cần có những yếu tố nào?
Muốn thành 1 CEO không phải là điều đơn giản, đừng nghĩ là bạn muốn là được nhé mà bạn cần phải có những yếu tố như sau:
– Có kiến thức đa dạng về nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau để có cái nhìn tổng quan nhất về doanh nghiệp
– Có nền tảng cả về mặt khoa học quản trị, đây cũng được coi là một “nền móng” khá quan trọng sẽ giúp cho bạn trở thành một giám đốc điều hành vô cũng giỏi.
– Luôn có kỹ năng cũng như kinh nghiệm sống phong phú nhất
– Rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt cũng như khả năng chịu được áp lực cũng phải tốt.
– Đặc biệt là nhiều người cũng cần phải có tố chất bẩm sinh mới có thể thực hiện được công việc này nhé, tức là họ phải có khả năng quan sát, tổng hợp cũng như phân tích thông tin, nhanh nhạy trong mọi tình huống.
Trên đây là một số thông tin giúp cho bạn hiểu hơn CEO là gì cũng như những vấn đề liên quan đến CEO? Hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích.
Sự khác biệt giữa CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị
Không nên nhầm lẫn giữa vai trò của Giám đốc điều hành và vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành là người ra quyết định hoạt động hàng đầu tại một công ty, trong khi Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và giám sát toàn bộ công ty. Hội đồng quản trị thường họp nhiều lần trong năm để thiết lập các mục tiêu dài hạn của công ty, xem xét kết quả tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các giám đốc điều hành và quản lý, và biểu quyết các quyết định chiến lược do giám đốc điều hành đề xuất.
Chủ tịch Hội đồng quản trị cấp trên về mặt kỹ thuật so với Giám đốc điều hành, vì người đó không thể thực hiện các động thái lớn nếu không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị. Chủ tịch về cơ bản có thể trở thành ông chủ cuối cùng của công ty hoặc tổ chức. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra, vì hầu hết các chủ tịch hội đồng quản trị không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày, khiến CEO phải linh hoạt trong việc điều hành công ty.
Các lý do để tách biệt các vị trí CEO và chủ tịch
Trong một số trường hợp, chức vụ Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị do cùng một người đảm nhiệm. Hầu hết các tổ chức và công ty cho phép Giám đốc điều hành trở thành chủ tịch, điều này có thể gây ra các vấn đề xung đột lợi ích.
Hai ví dụ dưới đây cho thấy vấn đề xung đột lợi ích có thể phát sinh như thế nào nếu cả hai vị trí đều do cùng một người đảm nhiệm:
- Hội đồng quản trị biểu quyết về việc tăng lương cho giám đốc điều hành. Nếu Giám đốc điều hành đồng thời là chủ tịch, xung đột lợi ích sẽ phát sinh vì anh ta sẽ biểu quyết về khoản bồi thường của chính cô ấy / anh ấy.
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động của các giám đốc điều hành như Giám đốc điều hành. Nếu Tổng Giám đốc điều hành đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch, người đó có quyền quyết định xem kết quả hoạt động của mình có đạt yêu cầu hay không.
Do đó, quản trị công ty tốt thường quy định sự tách bạch nhiệm vụ giữa Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ở Anh và các quốc gia khác, luật cấm CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị là cùng một người.
CEO ngân hàng là gì?
CEO ngân hàng chính là giám đốc điều hành của một ngân hàng bất kỳ và chắc chắn đây là một chức danh lớn trong các nhà băng và các ngân hàng muốn phát triển sẽ không thể để khuyết vị trí này.
Ceo Ngân Hàng chính là đầu tàu của một ngân hàng. Nhiệm vụ chính của Ceo chính là vạch ra những chiến lược kinh doanh có lợi cho ngân hàng để giúp ngân hàng phát triển ổn định và đặt được những mục tiêu kinh doanh như mở rộng thị trường, mở rộng lượng khách hàng, huy động vốn nhiều hơn, cho vay nhiều hơn chả hạn
Nói chung, chúng ta nếu là người bình thường, khách hàng bình thường hay thực hiện các giao dịch bình thường tại các ngân hàng bạn sẽ không thể làm việc trực tiếp với Ceo ngân hàng. Tuy nhiên, tất cả những dịch vụ tài chính, tín dụng và các sản phẩm mà bạn đang sử dụng của ngân hàng nào đó đều có liên quan đến ông Ceo này bởi đơn giản ông ta là người cầm đầu, người lãnh đạo ngân hàng.
Ceo ngân hàng hiện có ở các vị trí sau: Tổng giám độc điều hành ngân hàng, giám đốc điều hành hoặc giám độc tại các chi nhánh nếu đó là ngân hàng lớn. Dĩ nhiên, để trở thành Ceo ngân hàng không phải là điều đơn giản.
Và để có chỗ đứng nhiều người mơ ước như các Ceo nổi tiếng thì họ đã bỏ ra không ít thời gian, công sức. Xuất phát điểm của họ cũng là giống nhau nhưng họ luôn phải cố gắng hơn trong công việc để được hiệu quả tốt và được ghi nhận…
Một số Ceo ngân hàng nổi bật tại Việt Nam trong thời gian qua mà bạn có thể sẽ phải để ý đến gồm:
- Ceo ngân hàng VIB – ông Hàn Ngọc Vũ
- Ceo ngân hàng HSBC – ông Phạm Hồng Hải
- Ceo ngân hàng TPBank – ông Nguyễn Hưng
- Ceo ngân hàng BIDV – Ông Phạm Đức Tú
- Ceo ngân hàng Vietcombank ông Phạm Quang Dũng
- Ceo ngân hàng Saccombank bà Nguyễn Đức Thạch Diễm
- Ceo ngân hàng ACB ông Đỗ Minh Toàn
- Ceo ngân hàng MB ông Lưu Trung Thái
- Ceo ngân hàng Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh…