Với những bạn học sinh thì có lẽ ngày 20/11 là ngày mà họ không thể nào quên được bởi đây là ngày giúp cho họ thể hiện tấm lòng biết ơn với thầy cô của mình, người đã “lái con đò tri thức” đưa họ đến “bến bờ” của thành công. Từ những tri thức này đã giúp nuôi lớn bao thế hệ học trò để họ trở thành những người có ích cho xã hội, có ích cho đất nước.
Nhưng liệu có ai không biết 20/11 là ngày gì hay không? Nguồn gốc ra đời của ngày này như thế nào? Tại sao lại lấy ngày 20/11 này? Ngày này có điểm gì đặc biệt, có ý nghĩa gì?… Để giải đáp tất cả những thắc mắc này chúng tôi xin trình bày cụ thể ở nội dung dưới đây. Nếu như bạn đang quan tâm thì có thể theo dõi ngay nhé.
Mục lục
20/11 là ngày gì?
Hàng năm, cứ vào những ngày đầu của tháng 11 thì giáo viên trên cả nước lại nô nức thi đua để thực hiện phong trào dạy tốt, học tốt để chuẩn bị cho ngày nhà giáo Việt Nam, và chắc hẳn đây cũng chính là ngày để các thế hệ học trò thể hiện lòng mình nhớ ơn những thầy cô giáo đã giảng dạy mình trước đó.
Vậy 20/11 là ngày gì? Vâng đó chính là ngày “Nhà Giáo Việt Nam” ngày mà các thầy cô giáo thể hiện được sự cao quý của mình. Ngày 20/11 đã từ lâu luôn được xem là ngày tôn sư trọng đạo, giúp tôn vinh các nhà giáo người nắm tri thức và truyền đạt cho biết bao thế hệ học trò, dạy cho họ các làm thế nào để sống là người có ích cho xã hội, tiếp nhận được tri thức quý báu để có thể giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn, có thể cống hiến cho đất nước.
Ngày 20/11 chính là ngày linh thiêng, cao quý nhất đối với giáo viên, học sinh.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ra đời như thế nào?
Nói về nguồn gốc ra đời của ngày 20/11 thì có lẽ chúng ta phải kể đến một vài dấu mốc quan trọng không thể nào quên, đây chính là những điểm khiến cho những người nhà giáo có được một ngày kỷ niệm thiêng liêng và cao quý đến như thế, có thể kể ra như:
– Tháng 7/1946 tại Paris một tổ chức quốc tế các nhà giáo đã được thành lập ban đầu nó có tên là Liên hiệp quốc tế công đoàn giáo dục, những người tham gia vào liên đoàn này đều là những nhà giáo ưu tú nhất.
– Vào năm 1949, tại thủ đô của Ba Lan với cái tên là hội nghị ở Warszawa liên hiệp quốc tế công đoàn giáo dục đã chính thức ra mắt bản hiến chương các nhà giáo, trong bản hiến chương này gồm tất cả 15 chương.
Trong bản hiến chương này thì nội dung chính đó là: Đấu tranh để chống lại những quan điểm được cho là cũ, lạc hậu, phương pháp giáo dục phản động hay phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản hay phong kiến, để từ đó có thể xây dựng được một nền giáo dục tiến bộ hơn, khoa học hơn và dân chủ hơn. Ngoài ra thì còn đấu tranh để thể thể thủ tiêu được những chế độ bạc đãi hay những người luôn coi khinh nghề giáo dục, luôn tìm mọi cách để bảo vệ tốt nhất quyền lợi về cả tinh thần và thể chất cho nhà giáo, có những quy định nêu cao vị trí của nghề dậy học cũng như chỉ đích danh những người dạy học.
Công đoàn giáo dục này đã liên hệ với FISE để có thể tranh thủ liên hệ được với các diễn đàn quốc tế trong những năm bị thực dân Pháp xâm lược, đây chính là cách để chúng ta tố cáo được rõ nét và chân thực nhất những tội ác mà chúng đã thực hiện đối với nhân dân ta cũng như đối với học sinh, đối với giáo viên, chính điều này đã góp phần xây dựng nên cuộc kháng chiến thành công của dân tộc. Ngoài ra thì đây cũng chính là các giúp giới thiệu những thành tiết tốt của nền giáo dục cách mạng ở nước ta cũng như cố gắng tranh thủ cao nhất sự đồng tình ủng hộ của toàn bộ giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống lại chính nghĩa của nhân dân ta.
– Vào mùa xuân của năm 1953 thứ trưởng bộ giáo dục Quốc Gia Nguyễn Khánh Toàn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam ông vào cương vị làm trưởng đoàn tham dự vào hội nghị quan trọng để kết nạp công đoàn giáo dục của một số nước tại Viên thủ đô của đất nước Áo xinh đẹp, và trong đó đã có công đoàn giáo dục của Việt Nam.
Ngày nhà giáo việt nam thành lập năm nào?
Vào ngày 26 – 30/8/1957 tại thủ đô Vacsava thì đã có tới 57 quốc gia tham dự hội nghị FISE và trong đó đã có Việt Nam tham dự, lúc này ngày 20/11 đã được sử dụng để trở thành ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo và trở thành ngày nhà giáo Việt Nam như ngày nay.
– Vào ngày 20/11/1958 chính là ngày đầu tiên tổ chức quốc tế hiến chương các nhà giáo, được tổ chức tại miền Bắc nước ta, dần dần vào những năm sau đó thì ngày lễ 20 tháng 11 chính là ngày tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam và cho đến tận bây giờ, ngày 20/11 vẫn là ngày thiêng liêng và cao quý nhất để tôn vinh lên những người thầy giáo, cô giáo những người đã mang tri thức truyền đạt cho biết bao học sinh để giúp họ có thêm nhiều hơn kiến thức.
Lý do khiến ngày 20/11 trở thành ngày nhà giáo Việt Nam là gì?
Như đã nói ở trên, ngày 20/11/1958 chính là ngày đầu tiên tổ chức quốc tế hiến chương các nhà giáo, còn việc được chuyển thành ngày nhà giáo Việt Nam là nhờ những lý do gì? Cùng tìm hiểu nào?
Lễ kỷ niệm đầu tiên không chỉ được tổ chức tại Hà Nội mà còn được tổ chức tại Vĩnh Linh đây được cho là giới tuyến quân sự quan trọng giữa địch và nước ta, đồng thời trải dài ra tận hải đảo. Từ đồng bằng đến vùng núi, đến hải đảo… tất cả đều diễn ra hoạt động này tại các trường học ở mọi nơi như làng, xã, quận, huyện, tỉnh…
Đã có rất nhiều những lá thư khác nhau gửi lên Hồ Chủ Tịch, chính phủ của học sinh, sinh viên, giáo giới… với lời hứa sẽ cố gắng quyết tâm rèn luyện, trau dồi tri thức, nâng cao giáo ngộ các mạng, ý thức xây dựng thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường theo cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thông qua đài phát thanh và đài tiếng nói Việt Nam hàng trăm, hàng ngàn những lá thư đã nêu lên được sự ủng hộ của phong trào giáo giới, thể hiện được lòng căm thù đối với quân đội Mỹ, Diệm cố tình chia cắt đất nước ta.
Và dần dần từ năm 1958 trở đi, việc tổ chức ngày 20/11 làm ngày lễ kỷ niệm cho truyền thống giáo giới Việt Nam đã trở thành ngày hội truyền thống và vào ngày này, cơ quan giáo dục sẽ cho xuất bản một số tập san được cho là đặc biệt, nó sẽ giúp cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên tại vùng đang bị tạm chiếm đóng và sẽ giúp cổ vũ tinh thần chịu đựng, vượt qua khó khăn, gian khổ của giáo viên trong những ngày kháng chiến.
Và cho đến khi đất nước ta thống nhất được 2 miền Nam, Bắc rồi thì ngày 20/11 chính thức trở thành một ngày thiêng liêng và ý nghĩa và đến ngày 26/9/1982 chính phủ đã quyết định ban hàng quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 làm ngày nhà giáo Việt Nam.
Vào ngày 20/11/1982 chính là ngày đầu tiên nước ta tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trong sự chào mừng, ngày lễ được diễn ra vô cùng long trọng với những nghi lễ diễn ra, và kể từ đó cho đến nay, đây chính là ngày truyền thống của ngành giáo dục, sẽ giúp tôn vinh lên những người thầy, người cô và cũng là ngày để các học sinh thể hiện tấm lòng của mình.
Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
20/11 là ngày gì? Đó chính là ngày nhà giáo Việt Nam và ngày này có ý nghĩa đặc biệt, nó không khác gì một ngày lễ trang trọng của ngành giáo dục cả, là ngày nhà giáo ngày để chúng ta tôn sư trọng đạo tôn vinh những người thầy đã cần mẫn “trồng người” trồng lên những mầm non ưu tú cho đất nước, họ hoạt động say mê trong ngành giáo dục, và vào những ngày đặc biệt như thế này, cũng là dịp để cho học sinh, sinh viên trong cả nước đến tặng hoa, đến biếu quà cho các thầy cô giáo để thể hiện tấm lòng của mình.
Vào ngày này, ngành giáo dục cũng sẽ nhân dịp đó thể có thể đánh giá lại các hoạt động giáo dục trước đó đồng thời cũng sẽ cố gắng tìm ra những phương hướng mới để có thể nâng cao hơn chất lượng học tập, giảng dạy trong nhà trường. chính vì thế mà vào những ngày đầu tháng 11 hàng năm, các trường học lại sôi nổi với các hoạt động giảng dạy, hội thao, hội thi… cùng với đó là vào ngày 20/11 thì các hoạt động văn nghệ, những buổi lễ kỷ niệm, lễ mít tinh, cắm trại, cắm hoa… sẽ được tổ chức để chào mừng thêm vào đó là vô vàn những hoạt động ý nghĩa được tổ chức riêng tại mỗi trường học sẽ giúp cho học sinh và giáo viên có những ngày thật đáng nhớ, đồng thời cũng sẽ giúp gắn kết học sinh và giáo viên lại gần với nhau hơn.
Và vào những ngày này, những thế hệ học sinh đã và đang học dù đã tốt nghiệp và làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau nhưng cũng không thể nào quên được người thầy đã dìu dắt mình đi trên con đường tri thức đầu tiên để dẫn đến thành công, vì thế dù bận rộn như thế nào họ cũng cố gắng dành thời gian để chia sẻ và đến tặng hoa chúc mừng những người thầy, người cô của mình đã dìu dắt mình, những người đã âm thầm cống hiến để có thể giúp đỡ cho biết bao mầm non tương lai đất nước có được thành công của mình.
Có thể nói, ngày 20/11 hàng năm đã trở thành một ngày không thể quên được không chỉ của giáo viên mà còn cả của học sinh, dù còn trong tuổi cắp sách đến trường hay những người đã rời ghế nhà trường thì họ vẫn luôn hướng tới ngày nhà giáo để có thể lưu giữ được những kỷ niệm quý báu, lưu giữ mãi cái truyền thống tôn sư trọng đạo. “Không thầy đố mày làm nên” nếu không nhớ đến cái gốc rễ, cái cội nguồn của mình thì làm sao có thể thành công, có thể hiên ngang bước trên con đường tương lai được, vì thế hãy cố gắng sống cho thật tốt và đừng quên ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhé.
Những hoạt động mừng ngày nhà giáo việt nam đáng khen
Văn nghệ mừng ngày 20/11
- Tiêt mục văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường Trường Hoàng Việt năm 2018
- Tiêt mục văn nghệ CHÀO MỪNG 20/11/2017 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH với tên gọi ” Cô giáo về bản”
Những tiết mục Nhảy mừng ngày 20/11 hay
- Nhảy hiện đại chào mừng 20-11 ( THPT Tuần Giáo )
- Nhảy Flashmod Sôi Động Lớp 11B2 Chào Mừng Ngày 20-11-2019|Trường THPT Nguyễn Tất Thành
- [ HỌC SINH CẤP 3 NHẢY CHÀO MỪNG 20/11 ] Shine Your Light – Min ft. Justatee
Múa 20/11 về thầy cô:
- Tiết mục múa 20/11 “Lá thư gửi thầy” – 11B (20/11/2019 – THPT Cầu Xe)
- Nhớ ơn thầy cô – Ban múa CLB Âm nhạc MEC
Hy vọng với bài viết ngày 20/11 là ngày gì và ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam đã giúp cho các bạn phần nào hiểu được ý nghĩa quan trọng của ngày này rồi phải không? Mong rằng các bạn sẽ có một ngày 20/11 thật ý nghĩa và kính chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.