Updated at: 26-04-2021 - By: admin

Đất hiếm là gì ? Đất hiếm dùng để làm gì ? Vậy đất hiếm có “hiếm” không. Bài viết sau sẽ giải thích được lý do gì được gọi là đất hiếm mà dù chả hiếm chút nào.

Mục lục

Đất hiếm là gì ?

Theo IUPAC là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và 15 nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi “hiếm”, nó có hàm lượng lớn trong Trái Đất (theo wikipedia).

Quặng đất hiếm sau khi được xử lý
Quặng đất hiếm sau khi được xử lý

Đất hiếm còn được gọi là “vitamin của đồ công nghệ”, khi mà một lượng nhỏ này vào sẽ tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ trong đồ điện tử: nam châm mạnh hơn, màn hình thiết bị điện tử sáng hơn, dung lượng pin cao hơn đều nhờ có đất hiếm.

Đất hiếm có hiếm không ?

Đất hiếm thực ra không hề hiếm chút nào. Ngoài Trung Quốc Ban khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) mô tả đất hiếm là “nhiều ở mức trung bình”. Đất hiếm không nhiều như silicon hay sắt, và nó có số lượng tương với đương chì hay đồng. Trung Quốc sở hữu một lượng lớn đất hiếm, nhưng Brazil, Canada, Úc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cũng đều có đất hiếm.

Cụ thể hơn, quặng đất hiếm phải qua xử lý với acid nitric và acid sulfuric đậm đặc, tất cả phải được xử lý với một quy mô công nghiệp lớn và với một quy mô lớn như thế, lượng chất thải thải ra ngoài môi trường là cực kì nhiều. Chính vì vậy việc sản xuất và xuất khẩu đất hiếm được “giao”cho Trung Quốc. Việc Trung Quốc nắm giữ thị phần đất hiếm (khoảng 80%) nằm nhiều ở lý do đất nước này sẵn sàng đánh đổi, bỏ qua những vấn nạn môi trường đó để có được thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp độc hại này, thứ mà nhiều nước khác e ngại.

5/5 - (10 votes)