USB Type-C là gì ? Cùng là cổng USB Type-C tại sao mình cắm vào cổng này thì sạc được Laptop, còn cổng kia thì không? Tại sao cổng USB-C này có hỗ trợ xuất hình mà cổng kia lại không được ? Vậy cuối cùng USB Type-C có mấy loại ?
Mục lục
USB-C là gì?
USB Type-C hay còn được gọi là USB-C, về lý thuyết được phát minh ra dùng để “thay thế cho tất cả”, khi chỉ cần một cổng kết nối để sạc, truyền dẫn dữ liệu, xuất hình ảnh, âm thanh v.v.v nói chung là gần như đủ thứ cấu tạo với 24 chân Được ra mắt vào tháng 8 năm 2014 giờ đây cổng kết nối này xuất hiện trên hầu hết các thiết bị thông minh di động.
Mục đích của việc sáng tạo ra cổng USB là để đồng bộ chuẩn hóa các loại kết nối và cổng kết nối, từ đó cho phép các thiết bị khác nhau vẫn có thể kết nối được với nhau. USB Type-C là chuẩn kết nối mới nhất của cổng USB (để phân biệt với chuẩn USB như 2.0, 3.0 hay 3.1), được tạo ra để làm đơn giản hóa việc kết nối thiết bị mang lại sự thuận tiện cho cả người dùng và nhà sản xuất khi hai mặt đều như nhau không bị tình trạng cắm mãi không vào hoặc gặp nhiều loại cổng như USB Type A, USB Type B v.vv. quá rắc rối phải không !
Tóm lại USB-C chỉ là tên gọi của cổng kết nối, bao gồm cả đầu cắm của dây và cổng USB của thiết bị mặc dù về lý thuyết USB-C có thể đảm nhận rất nhiều chức năng như truyền dẫn dữ liệu, sạc, xuất hình ảnh, âm thanh, v…v…, thì trên thực tế khả năng của cổng USB-C sẽ bị giới hạn bởi chuẩn USB của thiết bị
Chuẩn kết nối
Ở thời điểm hiện tại, chuẩn kết nổi USB cao cấp nhất là 3.2, với tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa trên lý thuyết là 20 Gbps, gấp đôi so với tốc độ của USB 3.1. Tuy vậy, đây chỉ là tốc độ trên lý thuyết, còn thực tế thì các thiết bị phổ thông mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ không thể nào vươn tới tốc độ khủng khiếp này. Ngoài việc nâng cấp “trần” tốc độ thì 3.2 chẳng có gì khác biệt so với 3.1 cả, cho nên cái tên cũng chỉ tăng thêm 0.1 là vì thế. Các thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.2 cũng còn rất lâu mới ra mắt, sớm nhất là trong năm 2019.
Trong khi ấy, cổng kết nối USB-C thì vẫn chẳng có gì thay đổi so với 3 năm trước, lúc nó mới được giới thiệu tới với người dùng. Tuy nhiên, có một sự thật mà không nhiều người nhận ra, đó là các nhà sản xuất thiết bị và dây cắm USB hoàn toàn có lựa chọn tích hợp cổng USB-C vào thiết bị như thế nào, và cho phép chúng làm những gì, vậy nên mới có chuyện Laptop có tới tận 4 cổng USB-C nhưng chỉ sạc được bằng 1 cổng.Vì vậy hướng dẫn sử dụng lại là một thứ vô cùng quan trọng mà người dùng cần phải lưu ý đến khi sử dụng USB-C. bởi có cổng USB Type-C vẫn là chưa đủ, sợi cáp Type-C này có thể xuất hình, trong kia sợi kia thì không.
Vấn đề của USB-C
Với những gì chúng ta đã nói ở phía trên về việc USB-C chỉ đơn thuần là một loại cổng kết nối, nghĩa là cổng USB-C trên điện thoại chưa chắc đã giống với cổng USB-C trên Laptop. Vậy nên, những gì chúng ta có thể làm với cổng kết nối này đã được quy định từ trước bởi các nhà sản xuất thiết bị, cũng như bị giới hạn bởi sợi cáp mà chúng ta đang dùng (sạc, xuất hình ảnh v.v.v.)
USB-C hiện tại vẫn chưa thể thực sự trở thành “một kết nối giải quyết mọi vấn đề” .Chính sự đa dụng của cổng kết nối này đã khiến cho việc tích hợp chúng vào trong thiết bị trở nên đắt đỏ và phức tạp hơn – khiến cho nhiều nhà sản xuất thiết bị và dây cắm quyết định cắt bớt một số tính năng cao cấp của cổng kết nối để giảm thiểu giá thành.
Tương tự với tính năng xuất hình ảnh: sự đa dụng của USB-C đôi khi trở thành rào cản không cho dữ liệu truyền đi đạt được tốc độ cao nhất, và để giảm thiểu tình trạng này, những sợi dây cáp USB-C dùng cho xuất hình sẽ được trang bị thêm công nghệ chống nhiễu tín hiệu – đặc biệt với những sợi dây dài hơn 1m. Vậy nên, khi lựa cáp cho thiết bị, bạn sẽ buộc phải chủ động tìm kiếm những tính năng được sợi cáp đó hỗ trợ.
USB-C hiện tại và tương lai.
Dù sao cũng không thể phủ nhận việc USB-C chính là tương lai của kết nối, và là một tiến bộ vượt trội so với những gì chúng ta đã có từ trước đây. Bên cạnh đó, các chuẩn USB cũng sẽ tiếp tục tiến bộ và phát triển song hành với cổng kết nối, với việc USB 3.2 sẽ xuất hiện vào năm 2019.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn nên đọc kỹ và cẩn thận trước khi mua thiết bị có cổng USB-C (như sạc hoặc xuất video v.v.) Thông số đi kèm thiết bị thường sẽ ghi rõ những thông tin quan trọng này, tuy nhiên vẫn có một vài nhà sản xuất làm hướng dẫn khá qua loa, sơ sài, nên nhiều khi trong trường hợp tệ nhất, bạn sẽ phải tự mình tìm hiểu thêm.
Trong tương lai có lẽ tình trạng này sẽ dần dần được giải quyết khi những thiết bị phần cứng mới xuất hiện. Nếu như bạn mua các thiết bị mới có cổng USB-C, bạn sẽ bớt phải lo lắng với việc chúng không tương thích với nhau. Khi giá thành sản xuất hạ, chất lượng linh kiện tăng, sẽ có ngày một nhiều những chiếc cổng kết nối USB-C đảm nhận được đầy đủ chức năng mà nó vốn phải có khi được thiết kế ra.