Mục lục
Tiền ảo Libra coin là gì ?
Tiền ảo Libra hay còn gọi là Libracoin là tên của đồng tiền một công ty con có tên Calibra của chính Facebook phát hành. Facebook đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Libra, nhưng thay vào đó chỉ nhận được một phiếu bầu duy nhất trong hội đồng quản trị như các thành viên sáng lập khác của Hiệp hội Libra. Tiền ảo Libra được quản lý bởi Hiệp hội Libra là những người đã đầu tư ít nhất 10 triệu đô la vào mỗi node của dự án tiền ảo này. Tiền ảo Libra có nguồn mở với ngôn ngữ lập trình Move (gần giống ngôn ngữ solidity của tiền ảoEthereum) Hiệp hội Libra sẽ thúc đẩy nền tảng blockchain và nhà phát triển cộng với các doanh nghiệp đăng ký chấp nhận Libra để thanh toán và thậm chí giảm giá cho khách hàng hoặc tạo phần thưởng.
Nguồn gốc tên gọi Libra ?
Tên gọi Libra được lấy cảm hứng từ đơn vị đo trọng lượng thời La Mã (1 Libra = 0,329 kg), Libra cũng là cung hoàng đạo Thiên Bình tượng trưng cho công lý và nghĩa là “tự do” trong tiếng Pháp, theo David Marcus, cựu giám đốc điều hành PayPal, người đứng đầu dự án tiền ảo của Facebook.
Theo Guardian, cách viết tắt lb của đơn vị pound (1 pound = 0,4536 kg) cũng có nguồn gốc từ Libra và ký hiệu £ của đồng bảng Anh là chữ L trong Libra được cách điệu.
Kí hiệu Libra là ≋ (3 đường ngang lượn sóng)
Blockchain Libra cực kỳ an toàn
Mọi khoản thanh toán với tiền ảo Libra đều được ghi vĩnh viễn vào Blockchain Libra – cơ sở dữ liệu được xác thực bằng mật mã, hoạt động như một sổ cái trực tuyến công cộng được thiết kế để xử lý 1000 giao dịch mỗi giây. Blockchain được vận hành và liên tục được xác minh bởi các thành viên sáng lập của Hiệp hội Libra. Chính vì thế nó rất an toàn.
Giao dịch trên Libra không thể đảo ngược. Nếu một cuộc tấn công thỏa hiệp hơn một phần ba các node xác thực gây ra một hard fork trong blockchain, Hiệp hội Libra sẽ có quyền định chỉ tạm thời dừng giao dịch.
Giao dịch tiền ảo Libra hoặc Libracoin không hoàn toàn miễn phí. Bạn phải chịu một phần phí rất nhỏ, phần phí này sẽ ngăn cản các tác nhân xấu tạo ra hàng triệu giao dịch để tấn công spam và tấn công từ chối dịch vụ.